Testosterone là gì ? Lợi ích đối với cơ bắp Testosterone là gì ?

11:23 08/03/2022
Testosterone là gì ? Lợi ích đối với cơ bắp Testosterone là gì ?

🤔Testosterone là gì ? Lợi ích đối với cơ bắp

Testosterone là gì ?

Hầu hết mọi người đều biết rằng testosterone là một loại “hormone”. Tuy nhiên, họ lại không hiểu được hormone là gì. Vì vậy, trước khi đi vào khái niệm testosterone, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về hormone

Hormones là các hóa chất được sản xuất bên trong cơ thể để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của các tế bào và cơ quan nội tạng nhất định. Hormone có vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động sống.

Bao gồm việc tiêu hóa, trao đổi chất, phát triển, sinh sản và thậm chí kiểm là soát tâm trạng. Để dễ hiểu chúng ta có thể xem hormone như một loại "phân tử truyền tin" (messenger molecules) giúp kích thích tế bào, nội tạng theo nhiều cách khác nhau.

👌Ví dụ, insulin là một hormone khiến tế bào hấp thụ glucose từ máu và sử dụng chúng làm năng lượng. Còn testosterone cũng là một loại hormone như insulin nhưng tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác.

Testosterone là một hormone được sản xuất chủ yếu tại tinh hoàn của nam giới và buồng trứng của nữ. Chúng là loại hormone androgen (hormone nam) quan trọng nhất trong cơ thể.

Vì vậy, nam giới thường có nồng độ testosterone cao hơn so với phụ nữ. Nồng độ testosterone ảnh hưởng đến rất nhiều thứ trong cơ thể của chúng ta, bao gồm: sức khỏe cơ xương, sự sản xuất tinh trùng, khả năng tình dục, sản xuất hồng cầu, tâm trạng và mức năng lượng...

Theo nghĩa đen, càng có nhiều testosterone trong cơ thể thì chúng ta càng manly (đàn ông) hơn. Ngược lại nếu càng có nhiều estrogen (hormone nữ) thì chúng ta sẽ càng nữ tính hơn.

Khi nồng độ testosterone trong cơ thể thấp hơn mức cần thiết thì chúng có thể gây ra một số triệu chứng như: yếu sinh lý, rối loạn cương dương, khó ngủ, mất cơ và sức mạnh, thiếu tinh trùng, tăng mỡ, trầm cảm, rối loạn tâm thần...

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc quan tâm và duy trì nồng độ testosterone ở mức bình thường là rất cần thiết, đặc biệt là với nam giới.

🥇Vậy, nồng độ testosterone như thế nào là bình thường ?

Khi nói về nồng độ testosterone, chúng ta cần phân biệt giữa 2 khái niệm testosterone và free testosterone. Điều này rất quan trọng bởi vì hầu hết testosterone mà cơ thể chúng ta sản xuất được liên kết với 2 loại protein.

Đó là "albumin" và "sex hormone binding globulin" (SHBG). Một tỷ lệ lớn các hormone "liên kết" này không thể tách khỏi protein và do đó chúng không sẵn sàng để được sử dụng bởi cơ thể.

Chính vì lý do này nên một người có thể có hàm lượng testosterone cao nhưng lại có lượng free testosterone thấp và có các triệu chứng liên quan đến đến nồng độ testosterone thấp.

Hiện nay, nồng độ testosterone (total và free) có thể xác định được thông qua việc xét nghiệm máu và được biểu thị dưới rất nhiều cách. Cách thông dụng nhất để biểu thị chúng là nanograms trên deciliter (đề-xi-lít) máu, hoặc còn được viết tắt là ng/dL.

Thông thường, mức testosterone bình thường của nam giới sẽ rơi vào các khoảng sau đây. Từ 270 đến 1070 ng/dL total testosterone với con số trung bình là 679 ng/dL. Từ 9 đến 30 ng/dL free testosterone với mức trung bình chiếm khoảng 2 đến 3% của total testosterone.

Đối phụ nữ thì nồng độ testosterone lại thấp hơn rất nhiều, từ 15 đến 70 ng/dL đối với total testosterone. Và từ 0,3 đến 1,9 ng/dL free testosterone với mức trung bình cũng tương tự như nam giới đó (2-3% mức total testosterone).

💪Chính vì nồng độ testosterone bình thường có sự chênh lệch khá lớn nên một số người sẽ có mức testosterone khá cao và một số lại khá thấp mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh và không có bệnh tật.

Như đã đề cập ở trên, ngưỡng testosterone bình thường dao động khá rộng. Và nồng độ testosterone hoàn hảo của người này có thể là mức test gây suy giảm sinh dục đối với người khác.

Vì vậy ngoài việc kiểm tra mức testosterone và free testosterone, chúng ta còn phải xem xét thêm các triệu chứng để đánh giá chính xác tình trạng của loại hormone này.

Một số triệu chứng của việc có mức testosterone thấp bao gồm: gây buồn phiền, giảm năng lượng, suy yếu sức mạnh, giảm khả năng chơi thể thao, giảm hiệu suất làm việc...

🙄Thông thường, một người đàn ông trung niên sẽ không có các triệu chứng testosterone thấp ở nồng độ 400 ng/dL. Tuy nhiên, một nam thanh niên trẻ có thể gặp phải một số vấn đề với nồng độ này.

Theo nghiên cứu của trường Baylor College of Medicine (USA), với những người đàn ông dưới 40 tuổi, xác xuất có triệu chứng testosterone thấp sẽ tăng lên nếu mức "total testosterone" thấp hơn 400 ng/dL.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng với đàn ông từ 40 - 90 tuổi, triệu chứng testosterone thấp thường xuất hiện khi mức total testosterone thấp hơn 300 ng/dL.

Triệu chứng testosterone thấp ở những người đàn ông trên 40 tuổi cũng gần giống với những người trẻ tuổi. Đồng thời bao gồm thêm một số vấn đề như: suy giảm sức bền thể chất, rối loạn cương dương, giảm ham muốn, hay buồn ngủ sau khi ăn tối...

Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy rằng chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu hormone testosterone bị thiếu hụt. Vì vậy, việc duy trì nồng độ testosterone cao là rất cần thiết, nhất là với nam giới.

🏆Testosterone và khả năng tăng cơ bắp

Đa số những người tập gym nghĩ rằng nồng độ testosterone là một trong những yếu tố chính quyết định tốc độ tăng cơ và giảm mỡ. Vậy điều này có đúng hay không ? Câu trả lời là có. Theo nghiên cứu, testosterone là hormone chính giúp phát triển cơ bắp.

Tác dụng xây cơ của testosterone mạnh đến mức trong một nghiên cứu của trường Charles R. Drew University of Medicine and Science (USA) người ta đã phát hiện ra rằng, các đối tượng được tiêm testosterone có thể giảm mỡ và tăng một lượng cơ bắp đáng kể mặc dù không cần tập luyện

Như vậy theo lý thuyết thì nếu có nồng độ testosterone càng cao thì chúng ta sẽ càng tăng nhiều cơ và giảm nhiều mỡ hơn. Vậy điều này có đúng hay không? Trên thực tế, sự dao động của testosterone trong ngưỡng bình thường tác động rất nhỏ lên khả năng tăng cơ, giảm mỡ.

Nói cách khác, việc tăng nồng độ testosterone sẽ không mang lại lợi ích đáng kể trừ khi chúng vượt quá ngưỡng sinh lý bình thường. Và để testosterone "vượt ngưỡng" thì chúng ta chỉ có một cách duy nhất là sử dụng hormone ngoại sinh (từ bên ngoài nạp vào cơ thể).

Đây hoàn toàn không phải là giả thuyết, trong một nghiên cứu của trường McMaster University (Canada), người ta tiến hành kiểm tra sự thay đổi hormone khi nâng tạ tác động đến khả năng tăng cơ và sức mạnh như thế nào.

🥊Các đối tượng trong nghiên cứu này là những người đàn ông trẻ tuổi có tập luyện kháng lực. Họ được yêu cầu tập nâng tạ 5 buổi một tuần với chế độ ăn theo tiêu chuẩn thể hình (nhiều protein).

Sau 12 tuần, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc tập luyện với nồng độ hormone đồng hóa cao (anabolic hormones như testosterone, GH, IGF-1), không ảnh hưởng đáng kể đến khả tăng tăng sức mạnh và phát triển cơ bắp.

Không chỉ vậy, trong một nghiên cứu khác của trường Charles R. Drew University of Medicine and Science (USA) người ta tiến hành thao túng nồng độ testosterone của 61 người đàn ông trẻ, khỏe mạnh bằng cách sử dụng testosterone và thuốc gây ức chế sản xuất test tự nhiên.

Sau 20 tuần, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có một mối liên hệ phụ thuộc vào liều lượng giữa testosterone và sức mạnh ở chân (nồng độ test càng cao thì sức mạnh càng lớn).

Tuy nhiên, hiệu ứng này không đáng kể trừ khi mức testosterone vượt ngưỡng tự nhiên từ 20-30% (khoảng 1200 ng/dL). Nghiên cứu này có một hạn chế đó là: các đối tượng tham gia không được tập luyện. Lượng sức mạnh sẽ tăng lên cao hơn nếu các đối tượng tập luyện nâng tạ.

Mặc dù vậy chúng vẫn cho chúng ta biết được cơ chế hoạt động của testosterone. Để có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề này chúng ta hãy cùng xem qua một nghiên cứu về steroid của trường Maastricht University.

Kết quả của các nghiên cứu cho thấy những người nâng tạ có sử dụng steroids tăng được khối lượng cơ từ 4,5 đến 11 pounds (2-5 kg) trong một thời gian ngắn (dưới 10 tuần).

Ngoài ra, có kết quả lại cho thấy khối lượng cơ bắp lớn nhất tăng được trong 6 tuần là 15,5 pounds (7 kg). Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nhiều yếu tố khác nhau như: lịch sử tập luyện, gene di truyền, chương trình tập luyện...

Qua các kết quả trên chúng ta có thể thấy rằng, việc tăng mạnh testosterone với thuốc hoặc steroids không phải lúc nào cũng giúp tăng một lượng cơ bắp kinh ngạc. Như vậy liệu việc chỉ tăng nhẹ mức testosterone trong ngưỡng an toàn có làm nên kỳ tích ?

🏋Câu trả lời gần như là không. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên duy trì nồng độ testosterone cao. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng mức test cao sẽ không lại kết quả đáng kể như mong đợi.

🎯Testosterone và khả năng giảm mỡ

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về sự ảnh hưởng của testosterone lên khả năng phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khiến nhiều người muốn tăng nồng độ testosterone.

Ngoài mục đích tăng cơ, việc loại bỏ mỡ thừa cũng nằm trong danh sách của nhiều người khi nhắc đến testosterone. Theo nghiên cứu, không như việc phát triển cơ, sự thay đổi nồng độ test trong ngưỡng sinh lý bình thường liên quan đáng kể với sự săn chắn (lean).

Trong đó, khi nồng độ test của các đối tượng càng cao thì họ càng lean hơn ("khô", săn chắc hơn). Và hiệu ứng này thậm chí vẫn xảy ra với sự thay đổi tương đối nhỏ, chỉ từ 100 - 200 ng/dL.

Không chỉ vậy, khi nồng độ testosterone của các đối tượng giảm từ 600 xuống 300 ng/dL thì khối lượng mỡ lại tăng lên 36%. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một vấn đề, đó là chúng ta không biết chính xác nhóm test thấp đã ăn bao nhiêu.

Điều này rất đáng chú ý bởi vì nồng độ test thấp đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trầm cảm từ đó khiến chúng ta ăn quá nhiều. Mặc dù, cơ chế hoạt động giữa nồng độ test và sự săn chắc vẫn chưa được làm rõ...

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy testosterone trực tiếp gây ức chế sự hình thành các tế bào chất béo. Không chỉ vậy, nồng độ testosterone thấp còn là một yếu tố góp phần gây béo phì.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
icon icon icon